Sản phẩm đã được thêm vào giỏ hàng

Hotline tư vấn

096 553 2879 - 0707 624 500
LỊCH SỬ SƠN MÀI TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

    Sơn mài là một trong các chất liệu hội họa vô cùng độc đáo và cũng là phát hiện có tính bước ngoặc của sự tìm tòi và phát triển kỹ thuật.

        Ở nước ta, sơn mài có lịch sử lâu đời. Tranh sơn mài sử dụng các vật liệu truyền thống của nghề sơn như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính, cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai...vẽ trên nền vóc màu đen. Tuy nhiên phải đến đầu thập niên 1930, lớp họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Dông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre... họ đã tìm cách đưa những chất liệu này vào kỹ thuật mài và tạo nên một kỹ thuật sơn mài mới độc đáo, rồi từ đó sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự có giá trị.

 

        Mặc dù tại một vài nước khu vực Châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản... cũng có những sản phẩm sơn mài nhưng những đồ dùng hoặc vật dụng trang trí mỹ nghệ sơn mài đó hoàn toàn khác với tranh sơn mài của Việt Nam. Sự khác biệt đó nằm ở kỹ thuật sơn mài cũng như các vật liệu được sử dụng. Một đặc điểm khiến tranh sơn mài thêm hấp dẫn là để tạo nên một bức tranh sơn mài thì phải thực hiện theo cách rất trái ngược so với các loại tranh khác. Muốn lớp sơn vừa vẽ khô, tranh phải ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy được tranh lại phải mài mòn đi mới thấy hình.

        Tại Việt Nam, những vết tích đầu tiên về sơn mài đã được khai quật cách đây hàng trăm năm. Vào thời Đinh (930-950), dân ta đã dùng mủ cây sơn để trét thuyền, rồi lần lượt qua các triều đại Lê, Lý, Trần còn giữ được nhiều cổ vật, nhiều pho tượng gỗ hay đất đều được sơn son thếp vàng... Mãi đến thời vua Lê Nhân Tông (1443-1460), cụ Trần Lư ( hiệu Trần Thượng Công) mới được tôn là bậc thầy đầu tiên của ngành nghề này. Các học trò của cụ đã lập phường thợ tỏa đi khắp nơi, những người thợ giỏi được triều đình thu nạp vào nội phủ để trang trí, vẽ vời nội thất cung điện. Hiện nay, Huế là nơi mà những vết tích và tác phẩm sơn mài cổ còn được bảo lưu một cách quy mô và đầy đủ nhất.

      Để sáng tạo nên một tác phẩm sơn mài hoàn chỉnh, các họa sĩ phải trải qua nhiều công đoạn rất công phu, tỉ mỉ, với thời gian trung bình từ 3 đến 6 tháng. Chỉ nói đến thời gian để sáng tạo nên tác phẩm không thôi cũng đủ thấy " khủng khiếp" cho những ai không thực sự yêu nghề và đam mê bộ môn nghệ thuật này. Chính bới sự công phu và tỉ mỉ của nó mà sơn mài truyền thống có giá trị sử dụng rất lâu, có khi còn lâu hơn cả thời gian tồn tại của một đời người ( từ khoảng 50- 200 năm).

       Năm 1960, sơn mài truyền thống Huế được đưa vào giảng dạy ở trường Đại học Nghệ thuật Huế với tư cách là một bộ môn nghệ thuật thực sự. Sơn mài truyền thống có thể chia làm 3 loại: loại sơn quang gồm các vật dụng bằng mây, tre, gỗ như hộp, quả, khay... được quang thếp một lớp sơn mỏng theo cách riêng, có nhuộm màu nhẹ, khá phổ biến trong dân dã; loại sơn son thếp vàng chỉ được thấy trong các gia đình quyền quý, khá giả, các nhà thờ họ, đình, chùa, nhất là tại các lăng tẩm cung điện vua chúa... Nhưng nổi tiếng và độc đáo nhất là loại Sơn Mài đắp nổi. Về cơ bản cũng giống như sơn son thếp vàng nhưng các chi tiết được đắp nổi được trộn với hỗn hợp bột đá non, tro mo cau và giấy tinh giã nhỏ, tùy theo từng sản phẩm mà sử dụng cho thích hợp. Son mài đắp nổi có nhiều trong nội phủ, hoàng cung với nhiều chi tiết hoa văn vô cùng phong phú, tinh xảo.

      Nghệ thuật sơn mài Việt Nam gần một thế kỷ đồng hành cùng các họa sĩ tâm huyết luôn tìm tòi, nghiên cứu làm giàu đẹp thêm tiềm năng lớn lao của chất liệu tạo hình độc đáo này. Từ một chất liệu trang trí cổ truyền, họ đã góp công chuyển thành chất liệu nghệ thuật. Tính truyền thống ấy càng đậm đà hơn qua bàn tay điêu luyện và yêu nghề của các nghệ sĩ nhiều thế hệ, đã biết tiếp thu tinh hoa nghệ thuật thế giới và dân tộc, làm phong phú thêm ngôn ngữ của Nghệ thuật Sơn mài Việt Nam.

      Ngày hôm nay, mỹ thuật Việt Nam tự hào vì đã có Nghệ thuật Sơn mài và nghệ thuật đó đã được thế giới biết đến.Có thể khẳng định kể từ khi ra đời, tranh sơn mài Việt Nam ngày càng trở nên nổi tiếng và được ưa chuộng. Nhiều tác phẩm trong thế kỷ XX đã trở thành kiệt tác, thành bảo vật Quốc gia. Tranh sơn mài Việt Nam được bạn bè quốc tế săn lùng, tìm mua.... Nó trở thành một thể loại trang trí có giá trị và sang trọng cho không gian sống, nơi kinh doanh hay nơi làm việc của bạn.

Mỹ nghệ Tony Khải 

(Tham khảo và sưu tầm từ Internet). 

 

Chia sẻ:
Copyrights © 2019 MỸ NGHỆ TONY KHẢI. All rights reserved.
Đang online: 6   |   Tuần: 3160   |   Tháng: 28408   |   Tổng truy cập: 2965048
Hotline tư vấn miễn phí: 096 553 2879
icon zalo

MỸ NGHỆ TONY KHẢI

TRANH SƠN MÀI