Sơn mài thường sử dụng các vật liệu truyền thống như: sơn then, sơn cánh gián làm chất kết dính (không độc hại, an toàn cho người sử dụng vì được dùng từ chất liệu thiên nhiên) cùng các loại son, bạc thếp, vàng thếp, vỏ trai... được vẽ hay gắn, dán trên nền vóc màu đen. Những họa sĩ Việt Nam đầu tiên học tại trường Mỹ thuật Dông Dương đã tìm tòi và phát hiện thêm nhiều chất liệu đặc biệt như vỏ trứng, ốc, cật tre... và đặc biệt đưa kỹ thuật mài vào tạo nên một kỹ thuật Sơn mài độc đáo để sáng tác nên những bức tranh sơn mài thực sự. Thuật ngữ Sơn mài và Tranh Sơn mài cũng xuất hiện từ đó. Tranh được vẽ rồi mài nhiều lần tới khi đạt dến mức mà họa sĩ mong muốn. Sau cùng là đánh bóng tranh.
Sơn mài còn có điểm lạ là: muốn lớp sơn vừa vẽ được khô thì tranh phải được ủ trong tủ ủ kín gió và có độ ẩm cao. Muốn nhìn thấy họa tiết lại phải mài mòn đi mới thấy được. Kỹ thuật vẽ Sơn mài đã khó lại còn mang cả tính ngẫu nhiên. Điều này khiến cho nhiều họa sĩ lão làng cũng bất ngờ với kết quả đạt được sau khi mài tranh.
Tuy vậy, ở mỗi nước, Sơn mài lại được khai thác theo những cách khác nhau tạo nên dấu ấn riêng, mang nét văn hóa riêng. Tại Việt Nam, các họa sĩ thường sử dụng sơn ta lấy từ nhựa cây sơn ở Phú Thọ, một loại sơn tự nhiên không độc, có độ bền cao, được luyện thành sơn chín cùng các chất liệu tự nhiên khác để pha màu và vẽ lên mặt tranh.
Có ba công đoạn chính khi làm Sơn mài:
BÓ HOM VÓC:
Công đoạn Bó hom vóc
Dùng đất phù sa hay bột đá trộn sơn giã nhuyễn cùng giấy bản rồi hom, chít các vết rạn của tấm gỗ. Mỗi lớp sơn lại lót một lớp giấy hoặc vải màn. Sau đó phải đục mộng mang cá để cài và gắn sơn cho các nẹp gỗ ngang ở sau tấm vóc (tấm ván gỗ) để chống vết rạn xé dọc tấm vải. Sau đó để thật khô mới hom sơn kín cả mặt trước, mặt sau. Công đoạn này nhằm bảo vệ tấm vóc không thể thấm nước, mối mọt, co rút. Xử lý tấm vóc càng kỹ thì tuổi thọ của tấm vóc càng cao.
TRANG TRÍ:
Khi có được tấm vóc, người thợ phải làm công đoạn gắn, dán các chất liệu tạo màu cho tác phẩm trước tiên như: vàng, bạc, vỏ xà cừ, vỏ trứng... đã được chuẩn bị sẵn. Sau đó phủ sơn lại rồi mài phẳng, tiếp đến là dùng màu. Với kỹ thuật sơn phủ tượng và các sản phẩm nội thất, người thợ phải làm trong phòng kín gió và quây màn xung quanh để tránh bụi hay các vật liệu nhỏ, nhẹ khác bám vào khi nước sơn còn ướt.
Công đoạn trang trí ( Ảnh: theo baobinhduong.vn)
MÀI VÀ ĐÁNH BÓNG:
Công đoạn mài và đánh bóng
Dầu bóng đã được pha màu để vẽ nên độ bóng chìm trong cốt màu tạo thành độ sâu thẳm của tranh. Do đó, sau mỗi lần vẽ phải mài. Đây chính là điểm độc đáo của tranh sơn mài. Sự thành công của một bức tranh sơn mài phụ thuộc rất lớn vào công đoạn sau cùng này.
Không như các chất liệu khác, vẻ đẹp của nghệ thuật Sơn mài nằm ở độ sâu của màu được tạo ra từ tầng tầng lớp lớp sơn và ẩn ở đáy vóc.
Vậy điều gì làm nên điểm khác biệt của tranh Sơn mài Việt Nam? Đó là cái cốt lõi, cái hồn của tranh Sơn Mài và sự tài hoa của họa sĩ Việt Nam quyết định - thể hiện qua quá trình mài tranh.
Thuật ngữ Sơn mài có được phải trải qua một bề dày lao động rất công phu của người họa sĩ, người thợ phải không các bạn? Có thể nói " Nghệ thuật Tranh Sơn mài" của Việt Nam là loại hình nghệ thuật duy nhất trên thế giới mà chất liệu Sơn mài được đưa vào trong tác phẩm hội họa.
TRANH ĐẠI BÀNG (KT-TG-003)
HOA ĐỒNG NỘI (HCC-028)
TRANH PICASSO (PI-018)
TRANH QUẢ (QUA-007)
HỘP TRANG SỨC (HNT-020)
BÌNH HOA HƯỚNG DƯƠNG (BH-006)
TRANH ĐĨA (TD-001)
HỘP KHĂN GIẤY (HKG-002)
(Nguồn: Mỹ Nghệ Tony Khải tổng hợp
Hình ảnh: Từ Internet và một số sản phẩm Shop đang bán)
Trân trọng kính chào quý khách đã ghé qua trang web của chúng tôi và ủng hộ các sản phẩm chất lượng nhất của Mỹ Nghệ Tony Khải.
Cần tư vấn thêm hay liên hệ đặt hàng xin vui lòng gọi:
Điện thoại (Zalo): 096 553 2879 hoặc 0707 624 500